• 028 3939 0897
  • info@rensei.com.vn

TỰ HỌC TIẾNG NHẬT QUA GIÁO TRÌNH, SÁCH HƯỚNG DẪN

Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ được người nước ngoài chọn để học, phổ biến trên thế giới hiện nay (nằm trong top 10), vì vậy mà lượng tài liệu Tiếng Nhật giáo trình, sách hướng dẫn truyền thống để có thể giúp bạn học tiếng Nhật cũng khá là phong phú và chẳng khó khăn gì để bạn có thể tự tay download các quyển ebook, giáo trình ngay trên mạng về để học.

Bạn có thể tham khảo tài liệu tiếng Nhật rất hay của đài NHK trong bài viết dưới đây:

Cùng nhau học tiếng Nhật

Mỗi một loại giáo trình có thể sẽ đề cập, nói đến các vấn đề ngữ pháp khác nhau nhưng vẫn tập trung, hội đủ các vấn đề cốt yếu chung, quan trọng cho người học với một lượng từ vựng nhất định, tùy vào trình độ học bạn muốn theo đuổi mà có thể lựa chọn giáo trình phù hợp ở cấp đó để học.

Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật. => hiển thị bài viết

Con đường học tiếng Nhật:
Mình bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khoảng 3 tháng trước khi sang Nhật, trước đó thì không có một chút kiến thức nào về tiếng Nhật và cũng không hiểu biết về Nhật mấy. Sau 3 tháng học ở Việt Nam, mình mới thuộc hết bảng hiragana, katakana và khoảng 10 chữ kanji (đếm từ 1 đến 10 )
Sau khi sang Nhật mình không có điều kiện đi học ở trường tiếng hay trung tâm tiếng Nhật, nên mình chọn cách tự học bằng tài liệu kiếm trên mạng và hàng tuần đến các lớp tình nguyện gần nhà để luyện thêm. Tự học đến trình độ giữa N3 và N2 thì mình đăng ký học thêm 1 khóa intensive 6 tháng tại trường YMCA ở bên này để củng cố và nâng cao kiến thức. Hết 6 tháng đó mình thi đỗ N2 và lại tiếp tục tự học để thi N1.

Và sau đây là cách tự học của mình:

Nên tự học khi đã có đủ kiến thức cơ bản:
Ít nhất là phải thuộc làu làu hai bảng hiragana, katakana, giới thiệu tên tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp các kiểu ok rồi, biết quy tắc viết kanji và một vài chữ kanji cơ bản. Nếu tự học từ con số 0 thì rất dễ … đi lạc, chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Chọn tài liệu để học:
Trên mạng có rất rất nhiều website dạy tiếng Nhật online, khi mới bắt đầu học thì chẳng biết đường nào mà lần, nên mình đã chọn những giáo trình mà nhiều người đều học như Minna no Nihongo, Genki, Nihongo Sou Matome  v. v… Khi học theo những giáo trình quen thuộc, mình thấy rất nhiều diễn đàn, blog học tiếng Nhật thảo luận hay giải thích cụ thể về các vấn đề ngữ pháp, từ vựng có liên quan và mình có thể tìm đọc và tham khảo dễ dàng hơn là những giáo trình ít người học.
Sau khi đã chọn được giáo trình, mình kiên trì đi theo một mình nó mà thôi. Khi bắt đầu học tiếng, hầu hết mọi người đều nhấp nhổm khi thấy dân tình “đồn” là ở chỗ này có sách này hay lắm, chỗ kia có video hay lắm v.v, mình cũng như thế. Nhưng mình chỉ xem qua để tham khảo, còn lại tập trung học nghiêm túc 1 giáo trình mà mình đã chọn ban đầu (Mình học hết Minna no Nihongo mới học sang cuốn khác). Học tràn lan sẽ rất dễ bị loạn, và bạn sẽ cảm thấy rối như tơ vò cho mà xem.
Học song song cả ngữ pháp và từ vựng:
Nhiều người nói rằng chẳng cần học ngữ pháp làm gì, cứ học vẹt thôi sẽ nói được nhanh hơn. Mình nghĩ là điều này chỉ đúng một phần, Nếu mục đích học của bạn chỉ để giao tiếp đơn giản thì được. Còn nếu đã xác định học nghiêm túc để học đại học, để làm việc v. v  thì vẫn cần phải nắm vững ngữ pháp. Theo mình nghĩ thì chính xác phải là: “Không cần để ý hay lo lắng về việc mắc lỗi ngữ pháp khi nói, chứ không phải là không cần học ngữ pháp.” Mình ngay từ đầu đã đọc rất kỹ những phần giải thích ngữ pháp, không hiểu thì phải tự kiếm diễn đàn hoặc hỏi trực tiếp ai đó ngay.  Tuy từ vựng quan trọng nhưng không thể nào chỉ ghép các từ với nhau mà có thể truyền tải đúng ý được phải không?
Học ngoại ngữ thì nên bắt chước là đúng, nhưng nếu bạn không hiểu rõ cấu trúc, bạn sẽ cảm thấy rất mơ hồ và khó có thể tự tin với những gì mình nói hoặc viết ra. Hãy nắm thật vững những vấn đề ngữ pháp cơ bản. Cũng không cần thiết phải hiểu thật rõ và phải dùng thật chính xác từng cấu trúc mà chỉ cần khi gặp một mẫu câu nào đó chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của nó là được. Ngữ pháp giống như nền móng của một ngôi nhà, có vững trãi, kiên cố thì xây lên cao mấy cũng không sợ, còn đã lỏng lẻo rồi thì khó mà bền được. Chắc bạn cũng không muốn nhà mình chưa xây xong đã đổ phải không 🙂 ?
Viết ra thật nhiều (cả viết tay và đánh máy)
Nhiều người có thói quen đánh dấu hay memo ngay vào trong sách, chuẩn bị rất nhiều bút highlight xanh đỏ để bôi vào sách cho thật nổi bật, nhưng cách làm này không hiệu quả mấy với mình, vì nếu mình chỉ đánh dấu mà không xem lại lần nào thì cũng không nhớ nổi. Khi học xong kiến thức nào đó, mình thường tự viết vào sổ hay vở của mình, hoặc tạo file trên máy tính và gõ lại những gì mình muốn memo. Khi làm điều này, mình có thêm một lần ôn lại những gì đã học. Và khi bản thân tự viết ra, mình thấy nhớ lâu hơn.

Đừng nghĩ rằng phải biết nhiều từ vựng, phải giỏi giỏi một chút thì mới nên luyện viết. Hãy luyện viết từ khi bạn mới chỉ biết những từ hay cấu trúc đơn giản. Bắt đầu viết câu ngắn, rồi câu dài, sau đó dần dần tập viết đoạn, rồi viết bài luận. Biết ít thì viết câu dễ, biết nhiều hơn thì viết câu khó hơn. Lúc tự học, mình hay vào trang www.lang-8.com để viết và chờ người Nhật sửa giúp. Trang này giúp bạn học viết rất hiệu quả vì luôn luôn có người bản xứ chữa cho bạn. Bạn có thể tham khảo cách dùng trang này trong bài “Luyện viết tiếng Nhật với người Nhật trên lang-8″.  Xem thêm trong bài “Một số trang web hay và ứng dụng hữu ích cho việc học tiếng Nhật” nhé.

Posted in JPT

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Đăng ký tư vấn và học thử miễn phí