Dám khẳng định hơn 90% trẻ em thích chơi hơn học, và sở thích học của con trẻ cũng thay đổi liên tục theo sự phát triển. Các phụ huynh hãy nghe những chia sẻ cách dạy con lười học dưới đây. Bạn nên đọc để hiểu hơn các bé cưng nhà mình nhé.
Chuyên gia giáo dục – Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) nổi tiếng với những suy nghĩ nuôi dạy con tích cực và khoa học. Chị đã có những chia sẻ suy nghĩ về việc đối mặt với con lười học. Theo chị, ép buộc hoặc năn nỉ con học đều không phải là cách dạy con lười học hiệu quả, thay vào đó nên cho trẻ ý thức việc học có lợi cho chính bản thân mình.
Dưới đây là những điều chị Hương chia sẻ trong buổi gặp gỡ :” Tôi dám chắc các ông bố bà mẹ nghe những lời chia sẻ này sẽ vô cùng đồng cảm với tôi, 1 bà mẹ phát sốt ruột khi con cứ lượn lờ như đèn cù trong nhà chỉ để trốn độc duy nhất 1 việc: Học. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải suy nghĩ cho kĩ, người đang bị ép học khổ sở là lũ trẻ, chúng khổ thế nào chỉ chúng hiểu, nên đừng nghĩ bọn trẻ bị dở hơi hay là láo toét, hãy cùng phân tích thử xem.
Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, đó là việc hoàn tất các công việc ở trên lớp được giao. Học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
Chúng ta phân tích như vậy để hiểu, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm. Chưa kể khi lên cấp 2, quá nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý hóa. Riêng con của tôi thích văn vô cùng. Mọi môn học với chị ta đều đáng yêu trừ…. Toán.
Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp 1.
Cấp độ siêu nhẹ (bao gồm các bé tiểu học lớp nhỏ, nghĩa là mới vào lớp 1 hoặc 2). Các bé này chưa hiểu rõ được nhiệm vụ cũng như quyền lợi cao cả mà thượng đế (bố mẹ) ban tặng cho chúng, đó là học.
Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục cô chú ấy bằng cách:
– Không nhắc học.
Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Nhưng việc học là việc của chúng, không phải của ta, nếu nhắc thì sau này nó cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Và do đó, nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ (thì mới sốt sắng đến thế chứ). Tôi có cậu em họ, khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại đã quắc mắt lên quát: Nếu vậy thì con không học nữa. (Ý chừng, bố mẹ có muốn con học thì đưa điện thoại đây. Con đã học cho bố mẹ vui còn gì???)
– Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập.
Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó, chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Người đánh giá nó là cô giáo đã nói nó không hoàn thành nghĩa là nó sai. Vì thế, hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.
– Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô la mắng :
Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng mà. Nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con có bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.
– Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách.
Nghĩa là khi con bị mách rồi, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.
– Phạt nhưng không thù vặt.
Đừng nhai đi nhai lại những tội lỗi của con. Chả đứa nào chịu nổi cảnh bị nhai như thế đâu.
– Khen ngợi con.
Khi con kiếm được 1 lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho “người ta” phấn đấu hơn nữa.
– Không so sánh với ” con nhà người ta “
Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con. Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Điều đó sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.
– Đừng thưởng.
Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.
– Không giảng bài cho con.
Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau. Việc học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu 1 chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua. Có nhiều cách để bổ sung bởi vì giáo dục Việt Nam theo vòng xoáy trôn ốc, bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, khi bài giảng của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con, đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và nó sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.
Làm theo phương pháp này, các cha mẹ sẽ không thấy tác dụng nhanh kiểu con chúi mũi vào học ngoan ngoãn và điểm số cao vút đâu. Tuy nhiên, điều con sẽ có được chính là con hiểu trách nhiệm học tập và càng lớn con càng học hành nghiêm túc hơn. Nghĩa là thay vì con thể hiện ổn từ ngọn thì ở đây, con đã hình thành gốc rất tốt. Càng về sau, con càng trưởng thành và học chăm chỉ hơn. Nhưng những chia sẻ này chỉ dành cho các ông bố bà mẹ kiên nhẫn và yêu con đủ để chiến thắng chính mình.”
Bởi vậy mới nói, chăm sóc con cái luôn là vấn đề đau đầu của các ông bố bà mẹ, làm cách nào để có thể cho con cái mình đi học nhưng phải có niềm vui, niềm đam mê tìm hiểu những điều mới lạ.
Tại Rensei Education Center, có rất nhiều khóa học thú vị dựa trên giáo án của Nhật Bản – đất nước có nền giáo dục đứng TOP thế giới, với các trường đại học nổi tiếng thế giới ( đại học waseda, đại học Tokyo – Todai, đại học Osaka, đại học Kyoto, đại học Tohoku,… ), nói không ngoa khi Nhật Bản là đất nước có công nghệ tiên tiến Top thế giới, đó chính là thành quả của một nền giáo dục khác biệt.
Khi tới Rensei, các bé có thể tiếp thu những kiến thức mới,vừa có thể được tự tay làm thí nghiệm khoa học, tự tay lắp ráp và lập trình robot, học cách tính nhanh với toán soroban, học toán logic, học ngoại ngữ ,…và rất nhiều điều thú vị khác nữa.
Ở Rensei, các bé sẽ không chỉ được trang bị những kiến thức thực tiễn bổ ích phục vụ cho quá trình học tập lâu dài, mà còn được tiếp lửa đam mê, nâng cao tinh thần học hỏi, phát triển trí sáng tạo,… Qua đó cha mẹ có thể dễ dàng định hướng tương lai cho các bé qua tính cách, cũng như sự hứng thú với từng môn học khác nhau.
Cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp qua hotline – hoặc inbox trực tiếp qua fanpage để được tư vấn :
0909 193 354 hoặc inbox Fanpage