Lăng kính 3 chiều
Lăng kính 3 chiều hoạt động trên nguyên lý phản xạ ánh sáng, ánh sáng từ màn hình LCD tới lăng kính và bị chính lăng kính hắt lại đúng bằng góc mà tia sáng đi tới. Ánh sáng ngoài phản xạ còn bị bẻ gãy ngay trong mặt kính, đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hãy đặt lăng kính 3 chiều lên một màn hình LCD và cùng quan sát hình ảnh sống động từ video dưới đây em nhé!
Cách làm lăng kính
Làm thế nào để tạo một lăng kính 3 chiều tại nhà nhỉ? Cùng theo dõi video dưới đây em nhé!
Sản phẩm lăng kính 3 chiều được lấy cảm hứng từ Hologram. Kĩ thuật này đã được ứng dụng vào một số phân đoạn phim “Chiến tranh giữa các vì sao” hay “Người sắt”. Vậy Hologram là gì nhỉ?
Holography
Hologram là sảm phẩm của một kĩ thuật chụp ảnh ghi lại ánh sáng từ vật và thể hiện trên một không gian ba chiều (Holography).
Cách Holography hoạt động
Để tạo ra hologram, bạn cần một người/ vật thể mà bạn muốn chụp đặt tại trung tâm. Một chùm tia laser sẽ được chiếu đến vật và được ghi nhận lại.
Chùm tia laser này sẽ được tách làm hai chùm tia giống hết nhau được định hướng lại bằng gương. Một chùm được gọi là “illumination beam” (chùm tia chiếu sáng vật) hướng đến đối tượng cần chụp.
Một chùm tia thứ 2 được định hướng lại bằng gương gọi là “Reference beam “Chùm tia tham chiếu) đến nơi ghi ảnh. Khi hai chùm tia giao thoa sẽ tái tạo ảnh ba chiều.
Nơi ánh sáng hội tụ (nơi ghi ảnh) là một bản phim có thể được tạo thành từ các vật liệu khác nhau.
Lịch sử của ảnh holography
Sự phát triển của công nghệ ảnh holography được bắt đầu năm 1962 khi Yuri Denisyuk (Liên Xô) và Emmett Leith – Juris Upatnieks tại đại học Michigan phát triển công nghệ tia laser để chụp ảnh ba chiều. Nhũ tương ảnh bạc halogen được sử dụng cho phương tiện ghi, mặc dù độ rõ của các vật thể nói lúc đó không hoàn hảo. Nhưng các phương pháp mới liên quan đến việc chuyển đổi truyền với chỉ số khúc xạ cho phép hình ba chiều được cải thiện theo thời gian.
Bài viết được thực hiện bởi bộ môn Funex – Thí nghiệm khoa học vui
Ngày hội khoa học tại trường tiểu học Vinschool
Ngày 2/7 và 3/7 vừa qua, Rensei đã cùng các bạn nhỏ trường Vinschool tham dự vào ngày Steam Fair đầy hấp dẫn. Tại ngày hội này, các bạn đã được thầy cô Rensei hướng dẫn cách làm lăng kính 3 chiều mô phỏng Hologram và tìm hiểu nhiều thông tin thú vị liên quan đến các hành tinh trong hệ mặt trời. Chi tiết xem tại đây